Chia sẻ với Phóng viên Dân trí, bà Lê Thị Thu Hiền – Cục trưởng Cục Di sản (Bộ VH-TT&DL) cho biết, Cục đã nắm được thông tin vào ngày 6/4 tới đây hãng đấu giá Drouot (nước Pháp) sẽ đấu giá hàng loạt cổ vật triều Nguyễn, trong đó có kim bài, ngọc khánh của vua Khải Định và kiếm báu của vua Hàm Nghi.
“Việc đấu giá cổ vật trước nay vẫn diễn ra rất nhiều và thường xuyên ở nước ngoài, trongđó có cổ vật của Việt Nam. Cục Di sản Văn hóa vẫn theo dõi thông tin liên quan đến các cổ vật của nước mình được mang ra đấu giá.From: web game casino
Trong quy định của Luật Di sản hiện hành có quy định mua cổ vật thông qua thương lượng, đấu giá tuy nhiên Luật chưa có những quy định cụ thể cho việc mua cổ vật từ nước ngoài về nước bằng ngân sách Nhà nước.
Trong dự thảo của Luật Di sản văn hóa mà Chính phủ đang trình Quốc hội đã kịp thời bổ sung quy định, nhóm quy định mua và đưa cổ vật từ nước ngoài về Việt Nam bằng ngân sách Nhà nước”, bà Hiền chia sẻ.
Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa nói thêm, trong dự thảo của Luật Di sản văn hóa đang xây dựng, nếu nhận diện, xác nhận được cổ vật quý, có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình lịch sử đất nước thì Bộ VH-TT&DL cũng sẽ đề xuất các cơ quan chức năng có thẩm quyền để đưa cổ vật về nước để góp phần hình thành bộ sưu tập quý của quốc gia.
“Luật cũng bổ sung quy định, địa phương cũng chủ động trong việc xác định, nhận diện cổ vật có giá trị để có cơ chế mua, đưa cổ vật về nước bằng nguồn ngân sách của Nhà nước, hoặc huy động ngân sách xã hội hóa…”, bà Lê Thị Thu Hiền nói thêm.
Trước đó, hãng đấu giá Drouot (nước Pháp) thông báo trên website chính thức sẽ đấu giá hàng loạt cổ vật triều Nguyễn.
Phiên đấu giá có tên Collection Michel Gontier – Décorations De L’Empire D’AnNam, diễn ra vào ngày 26/4, gây chú ý với 273 món đồ thuộc bảo vật hoàng gia nhà Nguyễn.
Trong số đó, thanh kiếm của vua Hàm Nghi tặng Tướng Brière de l’Isle (tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Việt Nam, sau này là thống đốc Senegal) vào năm 1885.
Thanh kiếm dài 97,5cm, lưỡi kiếm dài 70cm, đế đơn giản làm bằng đồng thau viền bạc, chuôi bạc chạm khắc hình đầu hổ, trục xoay bằng ngà voi chạm khắc họa tiết hoa lá, phần đế bạc chạm khắc hình rồng. Bao kiếm làm bằng gỗ, sơn bóng đẹp mắt có trang trí hoa văn bằng khảm xà cừ.
Thanh kiếm được đấu giá kèm một tờ giấy đỏ có dấu hoàng gia trang trí rồng vờn mây, bỏ trong một chiếc hộp tre.
Ngoài ra, bộ sưu tập có chiếc kim bài bằng vàng đính ngọc trai và kim cương tổng trọng lượng 6 carat của vua Khải Định.
Kim bài chạm khắc hình rồng, mặt trước khắc dòng chữ “Thái bình thiên tử” (nghĩa là: Con Trời bình an thịnh vượng).
Chiếc kim bài được cho là vua Khải Định thường đeo trong những bức ảnh chụp chính thức, những dịp lễ lớn của triều đình. Giá khởi điểm 80.000 – 120.000 euro (2,1-3,2 tỷ đồng), cao nhất bộ sưu tập.
Tiếp đó, ngọc khánh của vua Khải Định, được làm bằng ngọc trắng, viền xung quanh trang trí hình rồng quay mặt vào nhau, cũng được đấu giá.
Bên cạnh đó, các món đồ được đấu giá gồm ngọc bội của các thành viên trong hoàng gia triều Nguyễn, kim bài của thái tử Bảo Long và công chúa Phương Dung – hai con của vua Bảo Đại, kim khánh của vua Kiến Phúc ban tặng cho ông Félix Faure, sau là Tổng thống Cộng hòa Pháp, ngọc khánh của hoàng hậu Nam Phương.